Thực phẩm có tính kiềm có giúp trẻ em thông minh hơn?
Ngoài yếu tố di truyền, trí thông minh của trẻ còn phụ thuộc rất nhiều vào nguồn dinh dưỡng từ thực phẩm. Hãy cùng Chúng Tôi tìm hiểu thực hư: ăn thực phẩm có tính kiềm có giúp trẻ thông minh hơn?
Bí quyết giúp trẻ thông minh hơn là gì?
Căn cứ vào các thành phần cơ bản của thực phẩm, các chuyên gia Y tế đồng nhất chia thực phẩm thành 3 nhóm: thực phẩm chứa tính kiềm, thực phẩm trung tính và thực phẩm có tính axit. Mỗi loại có vai trò khác nhau giúp cơ thể trẻ phát triển toàn diện hơn. Do đó, cần kết hợp cân đối giữa các loại thực phẩm này trong đời sống.
1. Cân bằng các loại thực phẩm như thế nào?
Xã hội ngày càng phát triển, chế độ dinh dưỡng cho trẻ càng được quan tâm đặc biệt. Bữa ăn của trẻ không chỉ được đa dạng nhiều loại thực phẩm từ thịt, cá, cho đến các loại rau xanh và hoa quả chín mà còn cân đối giữa lượng thực phẩm có tính kiềm và thực phẩm có tính axit, giúp cân bằng dinh dưỡng trong cơ thể.
Hiệu trưởng trường mầm non tư thục Kid’s Home (tại Thanh Xuân, Hà Nội), Nhà giáo Ưu tú – cô Nguyễn Thị Lý cho biết: “Đối với trẻ càng nhỏ, nhu cầu các loại rau cho cơ thể là rất cần thiết. Rau cung cấp vitamin, muối khoáng và các chất xơ giúp trẻ tăng trưởng và phát triển toàn diện. Tuy nhiên, phần lớn trẻ hiện nay không thích ăn các loại rau. Vậy, phải làm như thế nào cho trẻ thích nghi và làm quen dần với các loại rau củ quả? Đó là bạn nên thêm lượng rau vào các bát bột hay bát cháo cho trẻ.
Làm gì khi trẻ không thích ăn rau?
2. Thực hư: Ăn thực phẩm kiềm giúp trẻ thông minh hơn
Tiến sĩ Tứ Ngữ – Tổng thư ký Hội Dinh dưỡng Việt Nam giải thích các vai trò quan trọng của thực phẩm kiềm như sau: “Thứ nhất, chất kiềm giúp cơ thể tiêu hóa được thuận lợi hơn. Thứ hai, thức ăn chứa nhiều chất kiềm giúp não hoạt động tốt hơn. Thứ ba là làm cho con người năng động hơn, hạn chế bị đau đầu, cảm lạnh từ các khoáng chất Mg, K, Ca, Na có trong thực phẩm kiềm. Ngoài ra, thực phẩm kiềm còn giúp trẻ hóa tế bào, tương tự như các chất chống oxy hóa khác. Thực phẩm kiềm còn mang lại lợi ích tăng chỉ số IQ (độ thông minh) của trẻ. Nhiều tài liệu đã viết về tác dụng của thực phẩm kiềm đối với chỉ số IQ.
Các nhà khoa học phát hiện ra rằng, nếu trẻ có nồng độ acid trong máu cao thì sẽ có chỉ số IQ thấp. Trong khi đó, những trẻ có nồng độ kiềm cao thì có chỉ số IQ cũng cao hơn. Đó là lý do mà các nhà khoa học thường khuyến nghị bạn nên lựa chọn thực phẩm có chứa tính kiềm cao để giảm lượng axit trong máu giúp cải thiện trí thông minh cho trẻ nhỏ. Và thực tế có thể thấy tác động của chế độ ăn uống đối với chỉ số IQ của trẻ được nhiều người quan tâm.
Thực phẩm có tính kiềm giúp trẻ thông minh hơn
Các nghiên cứu Y tế đã chứng minh rằng, thực phẩm tính axit sau khi vào cơ thể sẽ sản xuất ra các anion, khi số lượng anion tăng sẽ khiến lượng pH giảm. Ngược lại, thực phẩm có chứa tính kiềm khi vào cơ thể lại sản xuất ra cation, lượng cation tăng lên thúc đẩy lượng pH có trong cơ thể cũng được tăng lên. Trong khi, sự phát triển của bộ não trẻ có mối quan hệ mật thiết với độ pH trong dịch cơ thể trẻ. Vì vậy, ăn nhiều thực phẩm có tính kiềm sẽ giúp cải thiện trí thông minh của trẻ. Trong quá trình ăn uống của trẻ, bạn cần điều tiết và cân bằng 2 nhóm thực phẩm này.
Các chuyên gia đã tiến hành nghiên cứu trên cơ thể của 42 trẻ nhỏ ở độ tuổi từ 6 – 13 tuổi. Họ nhận thấy rằng, những trẻ có lượng pH trong cơ thể < 7.0 thì có chỉ số IQ bình thường. Còn những trẻ có độ pH > 7.0 thì có chỉ số IQ cao vượt trội. Cũng thông qua nghiên cứu này, chuyên gia khuyến cáo không nên cho trẻ ăn quá nhiều thịt và các thực phẩm axit mà nên tăng cường các thực phẩm kiềm như các loại rau, củ, trái cây. Điều quan trọng, nếu một bữa ăn không cân đối, thiếu hụt thực phẩm có tính kiềm sẽ khiến trẻ bị thiếu hụt các nguyên tố Ca, K, Na, Mg… trong cơ thể dẫn đến chán ăn, mệt mỏi, thiếu tập trung, gặp phải các triệu chứng bệnh lý như đầy bụng, khó tiêu, còng lưng.
Thực phẩm có nhiều tác dụng tốt cho cơ thể
3. Vậy, thế nào là thực phẩm có tính kiềm? Thực phẩm có tính axit?
Trong tự nhiên, các thực phẩm kiềm thường là các loại thực vật. Thực phẩm mang tính axit hầu hết là thực phẩm mang nguồn gốc động vật. Nếu chúng ta chia ra thành một dải liên tiếp nhau từ thức ăn mang tính kiềm đến thực ăn mang tính axit thì đậu nành (đậu tương) là thực phẩm ở giữa, mức trung tính. Nhiều người vẫn thường lầm tưởng rằng, những thực phẩm có vị chua là thực phẩm có tính axit nhưng sự thật không phải như vậy. Một số loại quả chua như nho, cam, quýt… mặc dù có vị chua, là axit hữu cơ nhưng khi đi vào cơ thể lại chuyển hóa thành oxy, carbon và nước, kết hợp với các hợp chất trong cơ thể tạo ra tính kiềm.
Nho, cam, quýt… là các loại quả tuy có vị chua nhưng vẫn là thực phẩm có tính kiềm
– Các loại thực phẩm có tính axit: có thể kể đến như thịt, cá, trứng, các loại ngũ cốc, đường trắng, bia, rượu… khi vào cơ thể sẽ tiêu hóa thành vật chất axit, người ta gọi đó là thực phẩm axit.
– Các loại thực phẩm mang tính kiềm: là những thực phẩm mang nguồn gốc thực vật, trừ ngũ cốc và sữa, huyết động vật. Các thực phẩm này chứa tương đối nhiều các khoáng chất như K, Na, Ca, Mg… Khi tham gia vào quá trình trao đổi chất trong cơ thể, tạo ra sản phẩm cuối cùng mang tính kiềm. Thực phẩm mang tính kiềm được chia làm 2 loại:
- Thực phẩm có tính kiềm mạnh: Có trong trà, cà chua, dưa chuột, cà rốt, rau chân vịt, bắp cải, cải thảo, rong biển, cam quýt, sung, dưa hấu, nho, nho khô, hạt dẻ, cà phê…
- Thực phẩm có tính kiềm yếu: Đậu hũ, đậu tương, măng, khoai môn, nấm hương, bí đỏ, rau cần, ngô sen, hành tây, cà, sữa, táo, lê, chuối tiêu, anh đào…
Tiến sĩ Tứ Ngữ – Tổng thư ký Hội Dinh dưỡng Việt Nam cho biết thêm: “Từ trước đến nay, người ta đánh giá thực phẩm mang tính kiềm, thực phẩm mang tính axit dựa trên những nhận định chủ quan. Sự thật là, khi nói về 2 khái niệm này, bạn cần quan tâm nhất đến chuyển hóa cuối cùng bên trong cơ thể (chứ không phải thực phẩm có nhiều chất kiềm gọi là thực phẩm kiềm). Cần phân biệt khác nhau giữa thực phẩm giàu chất kiềm và thực phẩm sẽ chuyển hóa thành chất kiềm.